XD phong cách Bản lĩnh, nhân văn

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của lực lượng CAND năm 2023; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Thứ ba - 30/01/2024 16:31 155 0
Sáng 30/01/2024, tại Hội trường Bộ Công an ở 30 Trần Bình Trọng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN và PTDS) của lực lượng CAND năm 2023; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 qua hệ thống truyền hình trực tuyến từ Hội trường Bộ Công an đến Hội trường Trung tâm thông tin chỉ huy Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự của lực lượng CAND năm 2023; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Đồng chí Thứ trưởng Lê Văn Tuyến, Trưởng Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, PCTT, TKCN và PTDS Bộ Công an chủ trì Hội nghị, cùng các khách mời là lãnh đạo Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT; lãnh đạo Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu; lãnh đạo Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
         
Dự hội nghị tại điểm cầu Bình Định có đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh.

 
z5119514676826 6392814d3b5bc4101bdb6de1ea6522b7
         
Cùng tham dự có Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS Công an tỉnh gồm: Đồng chí Đại tá Võ Đức Nguyện, Giám đốc Công an tỉnh; đồng chí Đại tá Đặng Hồng Thọ, Phó Giám đốc Công an tỉnh; đồng chí Lê Hồng Thái, Phó Giám đốc Công an tỉnh; đại diện lãnh đạo các phòng thuộc Công an tỉnh; phóng viên Chuyên mục An ninh Bình Định đưa tin và đại diện lãnh đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố dự hội nghị tại Hội trường trực tuyến Công an các huyện, thị xã, thành phố.

         
Từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai xảy ra cực đoan trên các vùng miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai, trong đó có 05 cơn bão, 03 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; 180 trận mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất; 248 trận dông lốc, sét, mưa đá; 342 vụ sạt lở bờ sông, bờ biển, 336 trận động đất; 2 đợt rét đậm, rét hại, 22 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển… Thiên tai gây thiệt hại lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân, nhất là mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, lốc, sét. Tính đến ngày 25/12/2023, thiên tai đã làm 166 người chết, mất tích (bằng 95% so với năm 2022). Thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 8.236 tỷ đồng (bằng 42% so với năm 2022).

 
z5119514680207 8cff81af471c2acd5087485f01fbf0db
         
Tại tỉnh Bình Định, do ảnh hưởng của bão, mưa lớn làm 01 người chết ở huyện Tuy Phước, gây ngập lụt, sạt lở trên các tuyến Quốc lộ qua địa bàn tỉnh, xuất hiện nhiều ổ gà, ở voi gây nguy hiểm tại Quốc lộ 1A ,một số đoạn thuộc địa bàn thị xã Hoài Nhơn; từ km 1185 đến km 1219 cầu ông Đô đến Công ty đá 380 đang làm đường hư hỏng nặng; từ Công ty đá 380 đến đèo Cù Mông, mưa lớn làm cát, đất núi đổ xuống đường. Nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn bị ngập úng cục bộ gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân ở một số phường thành phố Quy Nhơn; các đập, tràn ở thị xã An Nhơn; một số tuyến đường ngập sâu trong nước ở các huyện Phù Cát, Tuy Phước, Vân Canh và An Lão. Sạt lở đất tại khu dân cư ở xã An Vinh, huyện An Lão; khu dân cư thuộc tổ 17A, khu phố 3, phường Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn sạt lở đất, đá khoảng 05 m3.

         
Mặc dù thiên tai diễn ra bất thường, cực đoan, trái quy luật, song với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chủ động của các địa phương nên công tác PCTT, TKCN năm 2023 đã đạt những kết quả toàn diện, góp phần giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất về người và tài sản.

         
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024 có khả năng nắng nóng đến sớm, khô hạn, nguy cơ thiếu nước trong nửa đầu năm 2024 và nguy cơ thiếu nước tập trung ở khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Xuất hiện từ 11 - 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông; trong đó, có 5 - 7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến đất liền nước ta. Tình hình mưa lũ, ngập lụt sẽ tập trung trong các tháng 9 - 11; nguy cơ ngập lụt tại đô thị, lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực vùng núi phía Bắc và miền Trung.

         
Hội nghị đã tập trung đánh giá kết quả đạt được, nêu ra những nguyên nhân tồn tại, hạn chế và đề ra nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cũng như các giải pháp căn cơ, lâu dài trong công tác PCTT và TKCN.

         
Kết luận Hội nghị, đồng chí Thứ trưởng Lê Văn Tuyến, Trưởng Ban Chỉ đạo Ứng phó với biến đổi khí hậu, PCTT, TKCN và PTDS Bộ Công an đánh giá cao sự phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng đã tích cực, chủ động trong công tác PCTT, TKCN, góp phần làm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Để ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, đồng chí Thứ trưởng đề nghị Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục tập trung kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy làm công tác PCTT, TKCN; chuẩn bị nguồn lực, nhân lực sẵn sàng ứng phó không để bị động, bất ngờ trước diễn biến bất ngờ của thiên tai; chú trọng triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó đối với những vùng có nguy cơ bị lũ quét, sạt lở đất ở miền núi, vùng xung yếu thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai. Cùng với đó, triển khai nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công an; tập trung triển khai các giải pháp nâng cao nhận thức, kiến thức PCTT, TKCN và PTDS các cấp, nhất là cấp cơ sở. Củng cố, bổ sung phương án bảo đảm an ninh, an toàn trụ sở, Trại tạm giam, Nhà Tạm giữ. Thường xuyên rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh các quy định, chương trình về PCTT phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình thiên tai; sẵn sàng ứng phó với các tình huống sự cố, thiên tai theo nguyên tắc “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả” và phương châm “4 tại chỗ”, chủ động chuyển công tác ứng phó sang công tác phòng ngừa; nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, theo dõi thiên tai; nâng cao năng lực chỉ đạo, chỉ huy PCTT, TKCN; nâng cao năng lực CHCN, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho Nhân dân; huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà nước cho công tác này. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về PCTT. Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, nhất là lực lượng Quân đội nhân dân, Bộ đội biên phòng trong triển khai phương án ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế và chuyển đổi số trong PCTT, TKCN.

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây