Chủ động, nêu gương, kỷ cương

Tháng hành động quốc gia “vì an toàn thực phẩm” năm 2021.

Thứ sáu - 21/05/2021 14:16 796 0
An toàn thực phẩm (ATTP) có tầm quan trọng đặc biệt vì đó không chỉ là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch, an ninh chính trị và quan hệ quốc tế.
Tháng hành động quốc gia “vì an toàn thực phẩm” năm 2021.
      Xác định được tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng, Nhà nước, Chính Phủ rất quan tâm đến công tác đảm bảo vệ sinh ATTP và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về đảm bảo chất luợng ATTP. Công tác quản lý và hành lang pháp lý về ATTP từng bước được kiện toàn. Trong đó tháng 4 hàng năm được lựa chọn là “tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, nhằm vận động toàn thể nhân dân, chính quyền các cấp, các Bộ, ban, ngành, tổ chức xã hội tích cực tham gia phòng, chống ngộ độc thực phẩm, bệnh dịch do ăn uống và lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
“Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2021 sẽ có chủ đề: “Đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong tình hình bình thường mới”. Bám sát vào chủ đề của tháng hành động năm nay, Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị, công an huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:
      1. Tăng cường triển khai công tác tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm, nâng cao kiến thức, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quảng bá sản phẩm, mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người do sử dụng chung một loại thực phẩm không an toàn. Phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đề cao tinh thần tự giác thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm; kịp thời cung cấp thông tin, tố giác các hành vi vi phạm cho cơ quan Công an xử lý.
      2. Chủ động triển khai các biện pháp nghiệp vụ, nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoặc phối hợp xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Không tiến hành kiểm tra khi không có dấu hiệu vi phạm cụ thể, rõ ràng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của tổ chức, cá nhân. Chủ động xác định các sự việc có dấu hiệu tội phạm để củng cố hồ sơ tiến hành khởi tố hoặc đề nghị khởi tố theo thẩm quyền để tạo sức răn đe, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
      Các hành vi vi phạm cần tập trung đấu tranh: sản xuất, buôn bán thực phẩm giả, “nhái”, kém chất lượng, giả mạo nguồn gốc, xuất xứ; quảng cáo, kinh doanh thực phẩm trên các trang mạng xã hội không đúng quy định; vận chuyển, buôn bán động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm sử dụng làm thực phẩm. Các đối tượng, tuyến, địa bàn trọng điểm cần tập trung: các khu vực bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng; các địa bàn tập trung đông dân cư. Các bếp ăn tập thể trong các cơ sở sản xuất ở khu, cụm công nghiệp, trường học, các nhà hàng, các khách sạn có nhà hàng, quán ăn có quy mô lớn thu hút khách du lịch; các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh ATTP, các cơ sở sản xuất thực phẩm là đặc sản địa phương, các đơn vị phân phối, kinh doanh thực phẩm.
      3. Chủ động tham mưu cho Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tại địa phương triển khai công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm trong tháng hành động. Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập trong công tác quản lý nhà nước, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
      Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát môi trường cử cán bộ tham gia Đoàn thanh tra liên ngành do Ban chỉ đạo liên ngành các cấp tỉnh và huyện về Vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức, tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, tập trung ưu tiên vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tiêu thụ nhiều theo nhu cầu của người dân trên địa bàn tỉnh Bình Định.
      Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vi phạm về ATTP, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP, nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong công tác đảm bảo ATTP.
          Hiếu Hạnh
 

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây