Chủ động, nêu gương, kỷ cương

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thứ năm - 01/07/2021 16:35 4.258 0
Nhằm kịp thời khắc phục các thiếu sót, bất cập trên, ngày 24/5/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Nhằm xử lý các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, ngày 18/11/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Kể từ khi Nghị định số 155/2016/NĐ-CP có hiệu lực, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về môi trường của các cơ quan chức năng đã thực sự phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tiễn áp dụng, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập, đã gây khó khăn trong quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhằm kịp thời khắc phục các thiếu sót, bất cập trên, ngày 24/5/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
      Nghị định gồm 4 Điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 10/7/2021. Một số điểm mới của Nghị định 55/2021/NĐ-CP so với Nghị định 155/2016/NĐ-CP:
      - Nghị định 55/2021/NĐ-CP đã bổ sung Khoản 3 Điều 2 quy định về đối tượng áp dụng, đã giải thích cụ thể các đối tượng bị áp dụng xử lý theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP, cụ thể:
“3. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo Nghị định này bao gồm:
a) Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư;
d) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

      - Khoản15 Điều 1 Nghị định 55/2021/NĐ-CP quy định khái niệm mới về Chất thải rắn thông thường đặc thù: “Chất thải rắn thông thường đặc thù được nêu trong Nghị định này bao gồm: chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động y tế; chất thải rắn từ hoạt động xây dựng; chất thải rắn từ hoạt động chăn nuôi; bao bì chứa hóa chất bảo vệ thực vật sau sử dụng đã được làm sạch các thành phần nguy hại; bùn nạo vét từ kênh mương và các công trình thủy lợi; bùn nạo vét từ biển, sông, hồ và các vùng nước khác.” Theo đó, đã bổ sung chế tài xử lý đối với hành vi chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn thông thường đặc thù.
      - Nghị định 55/2021/NĐ-CPquy định cụ thể đối với Bản kế hoạch bảo vệ môi trường và Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cụ thể:
“7. Bản kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: Bản kê khai các hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến môi trường; đề án bảo vệ môi trường được xác nhận; đề án bảo vệ môi trường đơn giản; bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; bản cam kết bảo vệ môi trường và bản kế hoạch bảo vệ môi trường.
8. Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: báo cáo đánh giá tác động môi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở đang hoạt động; đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt; đề án bảo vệ môi trường chi tiết; báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung và báo cáo đánh giá tác động môi trường.”

      Nghị định 55/2021/NĐ-CP đã bổ sung thêm đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt và đề án bảo vệ môi trường chi tiết vào Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Như vậy, mức phạt đối với các trường hợp là đề án bảo vệ môi trường được phê duyệt, đề án bảo vệ môi trường chi tiết sẽ cao hơn so với trước đây.
      - Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Phòng  Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 1, Nghị định 55/2021/NĐ-CP này bị xử phạt như sau:
      Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận; xây lắp không đúng quy định đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận trong các trường hợp: giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý; không thu gom triệt để dẫn đến tình trạng một lượng nước thải, khí thải phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được xử lý trước khi thải ra môi trường.
      - Giảm mức phạt đối với một số hành vi về rác thải sinh hoạt giảm so với Nghị định 155/2016/NĐ-CP,nhằm tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đối những hành vi này:
Điểm a Khoản 18 Điều 1 quy định về sửa đổi bổ sung Điều 20 như sau:
“1. Hành vi thu gom, thải rác thải sinh hoạt trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng (Quy định của Nghị định 155 xử phạt từ 500.000đ đến 1000.000đ);
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng (Quy định của Nghị định 155 xử phạt từ 1000.000đ đến 3000.000đ);
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này (Quy định của Nghị định 155 xử phạt từ 3000.000đ đến 5000.000đ);;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố (Quy định của Nghị định 155 xử phạt từ 5000.000đ đến 7000.000đ);.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông (Quy định của Nghị định 155 xử phạt từ 7000.000đ đến 10000.000đ).”

      - Nghị định số 55/2021/NĐ-CP bổ sung mức phạt hành vi không báo cáo phục môi môi trường:
       Đối với vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, Nghị định số 55/2021/NĐ-CP quy định bổ sung mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo công tác thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường và ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường về cơ quan phê duyệt phương án và cơ quan quản lý về bảo vệ môi trường tại địa phương theo quy định; không báo cáo cơ quan phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong trường hợp có sự điều chỉnh phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
      Ngoài ra Nghị định số 55/2021/NĐ-CP sửa đổi về các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường; sửa đổi bổ sung việc áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; nguyên tắc xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường; sửa đổi thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của công an nhân dân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển...đối với một số hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường; ban hành danh mục các thông số môi trường nguy hại trong chất thải...

Tác giả bài viết: Nguyễn Tấn Hậu - Phòng Cảnh sát môi trường

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây