XD phong cách Bản lĩnh, nhân văn

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Thứ tư - 08/05/2024 15:23 12.727 0
Việc thay đổi hình thức, nội dung, tên gọi của thẻ căn cước là phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số, với nội dung được bổ sung bao quát, toàn diện, đầy đủ thông tin trong thẻ căn cước và hình thức, phương thức quản lý số tính khoa học, đại chúng...
Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?
Đổi tên thành thẻ căn cước

Việc đổi tên thành thẻ căn cước là để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhận dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới hiện nay (Identity Card - Thẻ căn cước hay thẻ nhận dạng cá nhân).

Bên cạnh đó, với việc mở rộng, tích hợp nhiều thông tin vào thẻ căn cước thì thông tin trên thẻ và thông tin được tích hợp vào thẻ không chỉ đơn thuần là thông tin cơ bản của công dân như trước đây.

Việc đổi tên sẽ bảo đảm tính bao quát hơn và không tác động đến tâm lý người dân vì tại Điều 46, Luật Căn cước đã quy định rõ các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân (CMND), thẻ căn cước công dân (CCCD) vẫn nguyên hiệu lực pháp luật; thẻ CCCD quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị như thẻ căn cước được quy định tại Luật này.
         
Như vậy,
việc đổi tên thẻ CCCD thành thẻ căn cước sẽ không tác động đến chi ngân sách nhà nước, chi phí của xã hội.

Lợi ích bổ sung thông tin lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu (CSDL)

Hiện nay, Bộ Công an đang cung cấp nhiều dịch vụ khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư cho các bộ, ngành, địa phương như: Dịch vụ xác thực thông tin công dân, dịch vụ xác thực thông tin hộ gia đình, dịch vụ tra cứu thông tin công dân, dịch vụ gợi ý số định danh cá nhân yêu cầu có số CMND, dịch vụ gợi ý số định danh không yêu cầu có số CMND, dịch vụ xác nhận số định danh cá nhân và số CMND…

Các dịch vụ này trong thời gian qua đã được triển khai rất hiệu quả, đem lại nhiều thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, nổi bật nhất là việc kết nối, chia sẻ thông tin với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính...

 
2 6

Bên cạnh đó còn tạo dựng CSDL dùng chung, chia sẻ thuận lợi cho các bộ, ngành, địa phương sử dụng; tạo dựng CSDL ban đầu chính xác, không phải tốn chi phí thu thập, làm sạch ban đầu. Các bộ, ngành, địa phương tiết kiệm được chi phí thu thập, làm sạch dữ liệu về dân cư khi có thể khai thác, sử dụng thông tin có sẵn trong CSDL quốc gia về dân cư.
         
Đối với cá nhân, không phải kê khai nhiều lần, làm việc với nhiều cơ quan nhà nước khác nhau để cung cấp thông tin cá nhân; thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng thông tin mình đã cung cấp vì dữ liệu này đã có tập trung ở CSDL quốc gia về dân cư, CSDL căn cước.

Tác giả bài viết: Nhựt Lê

Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 2.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây