Chủ động, nêu gương, kỷ cương

Hướng dẫn áp dụng một số quy định về tội phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Thứ sáu - 13/09/2024 09:37 318 0
Ngày 24/5/2024, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
Nghị quyết gồm 06 Điều, quy định về phạm vi điều chỉnh; vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC); truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3, Điều 313 của Bộ luật Hình sự; truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4, Điều 313 của Bộ luật Hình sự; truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể và hiệu lực thi hành. Trong đó, Nghị quyết đã quy định cụ thể các trường hợp vi phạm quy định về PCCC trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3, Điều 313 nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, Nghị quyết đã quy định rõ khái niệm “ngăn chặn kịp thời” bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện.
 
11

Ví dụ như, trường hợp khi vào đổ xăng, A đang hút thuốc lá (lúc này cây xăng có 10 người). B yêu cầu A ra ngoài dập tắt thuốc nhưng A không thực hiện mà còn ném điếu thuốc lá đang cháy xuống đất làm lửa bùng cháy, ngay lập tức B đã dùng bình cứu hỏa để dập tắt đám cháy nên chưa có hậu quả xảy ra. Hành vi của A vi phạm quy định về “mang nguồn lửa vào nơi có quy định cấm lửa” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4, Điều 313 của Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, Nghị quyết quy định trường hợp người phạm tội thực hiện công việc bắt buộc phải tuân theo quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở nơi đông người nhưng trong quá trình thực hiện họ vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở nơi đông người xảy ra cháy và gây thiệt hại thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 295 của Bộ luật Hình sự.

 
22
         
Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là căn cứ pháp lý quan trọng để cơ quan thực thi pháp luật áp dụng và thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; qua đó, tăng cường tính răn đăn đe, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tác giả bài viết: Mậu Tú - Phòng CS PCCC và CNCH

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây