Logo CAND

Triển khai thực hiện một số mô hình điểm Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai - 11/03/2024 08:08 351 0
Thực hiện Quyết định số 4466/QĐ-UBND ngày 01/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục 42 mô hình thực hiện “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là Đề án 06); ngày 05/3/2024, Văn phòng UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 116/KH-VPUBND triển khai thực hiện một số mô hình điểm trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, mô hình 1 là triển khai hiệu quả 53 dịch vụ công thiết yếu (gồm 25 dịch vụ công thiết yếu theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 và 28 dịch vụ công theo Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ).
           
Công an tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh rà soát, đánh giá chất lượng các dịch vụ công trực tuyến thiết yếu thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh theo Quyết định số 06/QĐ-TTg và Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tham mưu, đề xuất việc cung cấp, cải tiến, tái cấu trúc quy trình thủ tục; chủ động phối hợp với Bộ, ngành Trung ương đề xuất khai thác dữ liệu chuyên ngành để thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thành phần hồ sơ đã được khai thác dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
           
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng cơ bản để truy cập, sử dụng dịch vụ công trực tuyến dưới các hình thức trực quan, dễ hiểu, sinh động phù hợp với từng lứa tuổi để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
           
Quan tâm huy động, bố trí nguồn lực có trình độ công nghệ thông tin (người trẻ tuổi, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên, giáo viên,...) để nghiên cứu, hướng dẫn người dân khi tham gia thực hiện nộp hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến.
         
Mô hình 2
là xây dựng tối thiểu 20 dịch vụ công không sử dụng hồ sơ giấy. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh tham mưu văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tham khảo các bản mẫu dịch vụ công có thể triển khai không sử dụng hồ sơ giấy (theo đề xuất của Cục C06 - Bộ Công an) để nghiên cứu, đề xuất đăng ký các dịch vụ công trực tuyến toàn trình không sử dụng hồ sơ giấy.
         
Các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp với Văn phòng
UBND tỉnh rà soát, đánh giá, đề xuất và lựa chọn tối thiểu 20 dịch vụ công chỉ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến không sử dụng hồ sơ giấy.
         
V
ăn phòng UBND tỉnh tổng hợp kết quả và báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét ban hành danh mục dịch vụ công không sử dụng hồ sơ giấy.
         
T
rên cơ sở danh mục dịch vụ công không sử dụng hồ sơ giấy, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện tái cấu trúc quy trình (nếu có) và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
         
Mô hình 3
là lưu trữ, chứng thực các giấy tờ tài liệu điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp tham gia môi trường số. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai chứng thực điện tử trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.
         
Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn thiện Kho dữ liệu thủ tục hành chính dùng chung của tỉnh đảm bảo mục tiêu lưu trữ, khai thác, tái sử dụng các loại giấy tờ điện tử đã được số hóa nhằm phục vụ cho công tác giải quyết thủ tục hành chính.

         
Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thực hiện số hóa, chứng thực tài liệu điện tử cho công dân, tổ chức để lưu trữ, làm giàu Kho dữ liệu thủ tục hành chính dùng chung của tỉnh.

Tác giả bài viết: Thiên Trúc

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây