Chủ động, nêu gương, kỷ cương

AN TOÀN PCCC RỪNG TRONG MÙA KHÔ - NHIỆM VỤ CẤP THIẾT

Thứ sáu - 25/03/2022 15:41 571 0
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết trong mùa khô, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh Bình Định đã chủ động các Phương án Phòng cháy chữa cháy Rừng (PCCCR), ứng phó, nhằm nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng cũng như thiệt hại do cháy rừng gây ra.
AN TOÀN PCCC RỪNG TRONG MÙA KHÔ - NHIỆM VỤ CẤP THIẾT
Đặc thù của rừng là cây thấp, phân cành sớm, thực bì và cỏ tươi kết hợp với cành khô lá rụng tạo thành lớp vật liệu cháy rất dày, nên không thể áp dụng biện pháp vệ sinh rừng bằng phương pháp đốt trước. Các hồ nước, khe suối trong rừng vào mùa khô cũng cạn kiệt nên nguy cơ cháy rừng xảy ra rất cao.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các biện pháp kỹ thuật để bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng được đẩy mạnh; tuyên truyền, vận động cho nhân dân nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc quản lí bảo vệ rừng trong đó, công tác phòng ngừa là chính.
Để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trong mùa khô, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đưa ra một số khuyến cáo như sau:
1. Rà soát phương án chữa cháy cho từng loại rừng cụ thể, phù hợp với điều kiện phương tiện, nguồn nước chữa cháy hiện tại.
Xây dựng phương án PCCCR, cử các lực lượng phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng để tuần tra, kiểm soát rừng, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, trực tại chòi canh lửa 24/24 giờ. Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy chữa cháy rừng cấp huyện, cấp xã, Ban quản lý rừng phòng hộ và chủ rừng cần được thực hiện nghiêm túc.
2. Chính quyền địa phương cấp xã cần phối hợp với chủ rừng tăng cường tuần tra, kiểm soát người đi lại, sinh hoạt trong rừng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng; cảnh giới cao việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt trong mùa khô. Hoạt động đốt dọn thực bì trồng rừng, phát rừng và sử dụng lửa gần các khu vực có rừng được các địa phương quản lý, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo kịp thời các tổ, đội bảo vệ rừng trực 24/24 giờ, lắp biển dự báo cháy rừng, tổ chức tuần tra các khu vực trọng điểm dễ cháy, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ rừng. Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng đối với các hộ dân sinh sống ven rừng.
4. Nghiêm cấm việc đốt nương làm rẫy, đốt thực bì và những hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt tại các khu rừng. Thu dọn, xử lý các lớp thực bì để giảm thiểu chất cháy.
5. Làm mới, tu sửa đường băng cản lửa đối với các khu rừng có nguy cơ xảy ra cháy cao.
          6. Chủ động trang bị các trang thiết bị, phương tiện, các chất chữa cháy phục vụ chữa cháy rừng. Cần chuẩn bị các điều kiện, bảo đảm phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra cháy thì đảm bảo đầy đủ vật tư, dụng cụ, phương tiện chữa cháy tại chỗ.
7. Khi phát hiện cháy rừng phải thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng để tổ chức dập tắt ngay khi đám cháy mới phát sinh trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn./.

Đội Công tác Phòng cháy-Phòng CS PCCC&CNCH
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây