Logo CAND

Nhiều người dân không bị lừa tiền qua mạng vì báo Cơ quan Công an kịp thời.

Thứ hai - 19/09/2022 14:33 666 0
Cuối tháng 8 vừa qua, bà Trần Thị T (43 tuổi ở phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) nhận cuộc gọi video qua zalo từ một người mặc sắc phục công an thông báo bà có liên quan đến tội phạm ma tuý nên cần phong toả tài sản. Họ “live” luôn lệnh bắt có con dấu đỏ với câu chuyện khá logic về hành vi phạm tội của bà T.
Công an phường Trần Phú đến tận nhà tuyên truyền cho người dân các thủ đoạn lừa đảo qua mạng cho người dân
Công an phường Trần Phú đến tận nhà tuyên truyền cho người dân các thủ đoạn lừa đảo qua mạng cho người dân
Sau khi nhận cuộc gọi như vậy, bà T không khỏi hoảng sợ, ban đầu bà làm theo các hướng dẫn của đối tượng nhưng khi đến phần cung cấp mã OTP ngân hàng thì bà T điện báo cho Cơ quan Công an. Mặc dù đối tượng yêu cầu đây là việc mật của công tác điều tra, không được báo cho ai biết nhưng bà T nhớ trong lần tuyên truyền của Công an phường Trần Phú gần đây có nhắc các thủ đoạn lừa nên bà càng mạnh dạn trình bày Cơ quan Công an quan số điện thoại có ghi trong tờ rơi tuyên truyền của Công an phường. Sau khi nhận tin báo của bà T, Công an phường Trần Phú và đội Cảnh sát hình sự CATP Quy Nhơn đã giải thích, hướng dẫn và nói rõ hành vi lừa đảo mà bà T đang gặp phải nên bà T đã không làm theo hướng dẫn của đối tượng nữa.

Hay chị Trần Thị T ( SN 1980 ở phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn) đã dừng lại đúng lúc trước khi bị lừa một khoản tiền lớn. Theo lời chị T, hồi tháng 6/2022, do có nhu cầu tìm việc làm đã tìm kiếm trên mạng xã hội Facebook và gặp tài khoản có tên "Việc làm lương cao", đưa ra mức hoa hồng hấp dẫn nếu làm nhiệm vụ mua hàng thành công. Sau thời gian trao đổi, đối tượng hướng dẫn nạn nhân cài đặt app có tên CTGroup trên điện thoại để nạp và rút tiền trực tuyến khi làm nhiệm vụ mua đơn hàng trên trang thương mại điện tử Omazon. Lúc đầu chị tham gia đặt cọc để hoàn thành nhiệm vụ thì sau đó rút được cả vốn lẫn lãi. Đối tượng yêu cầu chị đặt cọc với số tiền lớn hơn là 5 triệu đồng thì chị T thấy nghi ngờ đã điện hỏi hình thức này với Cơ quan Công an. Chị T cho biết:” Đâu mà cứ nộp tiền rồi rút lãi gần gấp đôi một cách dễ dàng như vậy được nên tui điện hỏi thì đúng là lừa đảo”. Trong khi đó với thủ đoạn này, nhiều chị em ham tiền mà đã mất số tiền từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
 
539 1845 mxf snapshot 00 05 640x360

Hầu hết những người không bị lừa khi bị đối tượng lừa đảo tung chiêu đều kịp thời trình báo, tích cực phối hợp cung cấp thông tin cho lực lượng Công an khi có vụ việc xảy ra. Lực lượng Công an rà soát các lĩnh vực dễ phát sinh hoạt động lừa đảo, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập để kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện cơ sở pháp lý, chủ động có các giải pháp ngăn chặn triệt để.

Bên cạnh đó Công an các địa phương phối hợp các Ngân hàng tuyên truyền, cảnh báo, tư vấn khách hàng khi đến giao dịch chuyển tiền; chú ý phát hiện các giao dịch nghi hoạt động của tội phạm, chủ động trao đổi với lực lượng Công an; tích cực phối hợp, cung cấp thông tin, hỗ trợ giải pháp truy tìm đối tượng.


Cùng với đó, Công an các địa phương phát  trên 40.000 tờ rơi, tờ gấp, trong đó lồng ghép nội dung tuyên truyền các phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lực lượng Công an cũng đã phối hợp gửi trên 9.000 tin nhắn có nội dung tuyên truyền phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên các trang zalo, facebook của Công an các đơn vị, địa phương. Nhờ vậy, Công an các địa phương ngăn chặn kịp thời 39 vụ lừa đảo qua mạng xã hội.

Tác giả bài viết: Thành Long

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây