XD phong cách Bản lĩnh, nhân văn

Biện pháp an toàn khi tham gia chữa cháy Hệ thống điện mặt trời.

Thứ tư - 20/04/2022 17:00 1.426 0
Hệ thống Điện mặt trời là hệ thống Pin năng lượng mặt trời chuyển năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành dòng điện 1 chiều và sau đó được biến đổi thành dòng điện xoay chiều thông qua bộ biến tần (inverter) hòa lưới.
Điện mặt trời ở Nhơn Hội, Quy Nhơn (Ảnh CA tỉnh BĐ)
Điện mặt trời ở Nhơn Hội, Quy Nhơn (Ảnh CA tỉnh BĐ)
Các tấm pin thường được lắp đặt kiên cố trên mái nhà, khi cháy xảy ra có thể chặn các lối và hướng tiếp cận lên mái để dập tắt đám cháy. Quá trình cháy kéo dài có thể phát sinh các hiện tượng thứ cấp như nổ thiết bị (hộp đấu nối mạch điện dưới các tấm pin khi bị tác động bởi nhiệt độ cao) khiến công tác chữa cháy gặp nhiều rủi ro và nguy hiểm. Mặt khác, do hệ thống được lắp đặt trên mái nên sẽ gia tăng trọng lượng, quá trình cháy kéo dài, dưới tác động của nguồn nhiệt sẽ làm mất tính toàn vẹn và khả năng chịu lực của kết cấu, dẫn đến sập mái nhà. Các mảnh vỡ từ các tấm pin bị cháy có thể văng xa, gây sát thương, nguy hiểm cho con người hoặc tạo ra các đám cháy mới xung quanh.
Khi tham gia chữa cháy Hệ thống điện mặt trời áp mái cần chú ý các biện pháp để đảm bảo an toàn cho cán bộ chiến sỹ và lực lượng tham gia chữa cháy:
1. Khi tổ chức cứu chữa đám cháy phải nhanh chóng thông báo cho đơn vị điện lực hoặc nhà cung cấp dịch vụ pin năng lượng mặt trời để cắt điện và hết sức chú ý việc dùng nước để chữa cháy. Yêu cầu nhân viên kỹ thuật điện xác định còn điện áp tồn tại trên các tấm pin và hoặc giữa các bộ biến tần hòa lưới hay không? Phải quan sát sơ đồ chỉ dẫn vị trí thiết bị ngắt khẩn cấp tại tủ đóng cắt và tại trạm biến áp để cắt điện khu vực bị cháy và khu vực lân cận.
2. Khác với các đám cháy thông thường, khi tổ chức chữa cháy đám cháy pin năng lượng mặt trời không thể ngắt và khử hoàn toàn được điện áp trên thiết bị do các tấm pin năng lượng mặt trời vẫn có thể tạo ra điện khi có ánh sáng (do chúng vẫn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc từ chính ngọn lửa) và ngay cả khi chúng bị phá hủy, hư hỏng nghiêm trọng hoặc bị ngập nước.
Lực lượng trực tiếp tham gia tiếp cận chữa cháy phải được trang bị quần áo chữa cháy chuyên dụng và không có khả năng dẫn điện (từ quần, áo, mũ, ủng, găng tay), sử dụng mặt nạ phòng độc cách ly để bảo vệ hệ hô hấp trước các chất độc hại.
3. Trường hợp cần triển khai di chuyển lên mái nhà, phải xác định được khả năng chịu lực của ngôi nhà, công trình còn đảm bảo, không có nguy cơ biến dạng, sụp đổ. Có thể tiếp cận gián tiếp thông qua các công trình, ngôi nhà lân cận hoặc các phương tiện cơ giới như xe thang, xe cẩu, xe nâng … để phun chất chữa cháy.
4. Sử dụng tia nước phun ở chế độ phù hợp nhằm đề phòng nguy cơ gây nổ các thiết bị điện, phòng tránh điện giật gây nguy hiểm cho lực lượng chữa cháy./.

(Tài liệu tham khảo từ Cục Cảnh sát PCCC&CNCH)

ĐỘI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY- Phòng CSPCCC&CNCH

 

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây