Chủ động, nêu gương, kỷ cương

Khuyến cáo các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chủ nhật - 25/02/2024 17:09 1.220 0
Cháy rừng thường gây thiệt hại lớn đối với tính mạng và tài sản của con người, tài nguyên rừng và môi trường sống. Tình hình thời tiết tỉnh ta đang bước vào mùa hanh khô, dự báo còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao.
Thực tế trong thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ cháy rừng, điển hình: Khu vực Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã xảy ra cháy từ khoảng 14h00’ ngày 19/02/2024 đến tối ngày 20/02/2024 vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn, thống kê sơ bộ diện tích đám cháy khoảng 30ha, trong đó có 4 ha rừng trồng thay thế, 26 ha chủ yếu là rừng không có trữ lượng, rừng nghèo, cỏ tranh, lau lách và thảm thực bì.

Để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), các đơn vị, địa phương, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan quản lý rừng, chủ rừng triển khai các biện pháp về PCCCR. 

Trong đó, các cơ quan quản lý rừng, chủ rừng, UBND các xã, phường, thị trấn phải có quy định, nội quy về PCCCR; có biển báo, biển cấm lửa được bố trí tại các vị trí quy định, phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng; có phương án PCCCR; trang bị phương tiện, dụng cụ PCCCR phù hợp với đặc điểm và tính chất cháy của từng loại rừng theo phương án PCCCR; có lực lượng PCCC được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR và tổ chức thường trực sẵn sàng, đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.

Đối với các khu rừng có đường dây điện cao thế và công trình có nguy cơ gây cháy rừng phải có đường băng cản lửa, hành lang an toàn phù hợp vói từng loại công trình theo quy định của pháp luật và thường xuyên kiểm tra, dọn sạch vật liệu cháy trong đường băng cản lửa. 

Đối với người dân khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng, người sử dụng lửa phải thực hiện các biện pháp an toàn PCCC; không đốt vào những ngày có dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp IV, cấp V. Trong ngày, tiến hành đốt lúc gió nhẹ, vào trước 9 giờ buổi sáng và sau 16 giờ buổi chiều. Trước khi đốt phải thông báo với Trưởng thôn, bản, tổ đội PCCCR. Khi đốt phải bố trí người canh gác, có đủ dụng cụ để dập lửa khi cháy lan vào rừng; sau khi đốt xong phải dập tắt hết tàn lửa... 

Khi phát hiện cháy rừng, phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị là chủ rừng, đội PCCCR nơi gần nhất, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH, chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất. 

Cơ quan, đơn vị khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời, báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng. 

Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

Tác giả bài viết: Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây