XD phong cách Bản lĩnh, nhân văn

Đảng bộ tỉnh Bình Định thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền.

Chủ nhật - 28/04/2024 16:06 193 0
Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cương lĩnh, chiến lược, các chủ trương, chính sách lớn, bằng công tác tổ chức, cán bộ, bằng kiểm tra, giám sát; lãnh đạo thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật; lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, Hiến pháp và pháp luật.
Cán bộ và công tác cán bộ có vai trò quan trọng, quyết định hiệu lực, hiệu quả vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị, bảo đảm sự thành công của sự nghiệp cách mạng; công tác cán bộ gắn chặt với việc xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
         
Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong việc tuyển dụng, bố trí, quản lý, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, phong, thăng cấp bậc hàm, giới thiệu ứng cử, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là việc sử dụng cơ chế, biện pháp nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ.

         
Để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội, gắn liền với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt Nghị quyết nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra yêu cầu tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Bộ Chính trị đã tập trung xây dựng và hoàn thiện các quy định, quy trình, thẩm quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Trong đó, có thể khẳng định, Quy định số 205 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là một dấu mốc quan trọng, thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy, nhận thức và hành động của Đảng về vấn đề kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Đây là lần đầu tiên Đảng xác định công tác cán bộ là một loại quyền lực cần được kiểm soát và cũng là lần đầu tiên các hành vi
chạy chức, chạy quyền gắn liền với công tác cán bộ được Đảng chỉ rõ bằng một quy định của Bộ Chính trị.
         
Bằng kinh nghiệm thực tiễn, nhận thức rõ tính tất yếu và yêu cầu cấp thiết của việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền là nhằm thực hiện nghiêm các quy định về công tác cán bộ; phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước, nhất là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ. Trong thời gian qua Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quy trình công tác cán bộ bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, vận hành theo đúng nguyên tắc của Đảng.

         
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Quy định 205 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều văn bản và đề ra nhiều biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ như: Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; về tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, đánh giá cán bộ; về nêu gương, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến
, tự chuyển hóa trong cán bộ, đảng viên; về miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ; về chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị... Những quy định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được các cấp ủy đảng, chính quyền quán triệt sâu rộng, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị. Thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng bộ nhằm xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả, bảo đảm công tác cán bộ thực sự dân chủ, công khai, minh bạch; phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng lợi dụng hoặc buông lỏng quyền lực trong công tác cán bộ; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên.
         
Từng chủ thể tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình:

         
Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ
đã quán triệt, cụ thể hóa và lãnh đạo thực hiện bảo đảm các nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình theo quy định. Công tác cán bộ được tập thể cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy các cấp thảo luận dân chủ và quyết định theo đa số, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
         
Trách nhiệm của từng thành viên cấp ủy, tổ chức Đảng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ:
Từng thành viên cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy đã thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của mình trong công tác cán bộ. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực cho cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy những nội dung có liên quan đến nhân sự mà cá nhân được phân công theo dõi, quản lý; thể hiện rõ chính kiến trong việc tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá, đề xuất nhân sự thuộc thẩm quyền phụ trách; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện, việc làm trái với các quy định của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ.
         
Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức
Đả
ng, tập thể lãnh đạo địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ: Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình về công tác cán bộ; công khai, minh bạch các nội dung về công tác cán bộ. Đề xuất rõ ràng, cụ thể về yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự; luôn dành thời gian thỏa đáng để tập thể thảo luận dân chủ, nghiên cứu kỹ khi lựa chọn, giới thiệu nhân sự, không có biểu hiện vận động, tranh thủ, dẫn dắt, thao túng, áp đặt ý kiến của mình, tác động, gây sức ép để tập thể biểu quyết, bỏ phiếu, quyết định nhân sự theo ý mình. Kết luận đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan những nội dung về công tác cán bộ; lãnh đạo việc ghi phiếu biểu quyết, phiếu giới thiệu, phiếu tín nhiệm đúng quy định.
         
Trách nhiệm của người đứng đ
ầu
các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện công tác cán bộ: Đã tham mưu cho cấp ủy, tổ chức đảng về công tác cán bộ bảo đảm đúng nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình theo quy định. Các nội dung trình xin ý kiến cấp ủy, tổ chức đảng về công tác cán bộ đều được thể hiện bằng văn bản, nội dung, quan điểm đề xuất rõ ràng, cụ thể, bảo đảm đầy đủ, trung thực, chính xác về tiêu chuẩn, cơ cấu, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự.
         
Trách nhiệm của cán bộ tham mưu, đề xuất về công tác cán bộ:
Hầu hết cán bộ, công chức được phân công tham mưu, đề xuất về công tác cán bộ đều nắm vững, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nguyên tắc, quy định, quy chế, quy trình theo quy định; đề xuất nhân sự rõ ràng, trung thực, chính xác, kịp thời, bảo đảm khách quan, công tâm.
         
Trách nhiệm của nhân sự:
Thực hiện đầy đủ, kịp thời, trung thực việc kê khai hồ sơ cán bộ theo quy định; không có trường hợp nào ứng cử, nhận đề cử mà cá nhân không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.
         
Nhờ thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền gắn với việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực hiện quy trình công tác cán bộ nên các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử
trong nhiệm kỳ đến nay chưa có đơn, thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo về các hành vi chạy chức, chạy quyền hoặc vi phạm tiêu chuẩn, quy định, quy trình; công tác cán bộ của tỉnh đã nhận được sự ủng hộ và tạo được niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
         
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cán bộ trong thời gian qua có lúc, có nơi còn hạn chế, chưa chặt chẽ, đồng bộ; ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị, việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện một số nghị quyết còn chậm, chưa quyết liệt, hiệu quả; chưa phát huy cao nhất nguyên tắc tập trung dân chủ; việc phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm của người đứng đầu; việc tự kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng vẫn là khâu yếu.

         
Để tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, cần có những giải pháp đồng bộ để kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và phòng, chống
chạy chức, chạy quyền hiệu quả, cụ thể như sau:
         
Một là,
tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất, quyết tâm cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền gắn với việc phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tự giác chấp hành các nghị quyết, quy định của Đảng về công tác cán bộ, bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ, tránh tình trạng chạy chức, chạy quyền.
         
Hai là,
xây dựng và hoàn thiện thể chế, quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, theo nguyên tắc quyền lực được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, chính sách, pháp luật; quyền lực phải được ràng buộc chặt chẽ bằng nghĩa vụ, trách nhiệm với quy định cụ thể trong cơ chế, chính sách, pháp luật. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, phù hợp với thực tiễn. Quy chế làm việc của cấp ủy, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải quy định rõ, cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác cán bộ. Trong tổ chức thực hiện phải công khai, minh bạch; tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục và hồ sơ nhân sự trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ phải đảm bảo theo quy định.
         
Ba là,
tăng cường vai trò của cấp ủy, tổ chức Đảng, tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân được trao và thực thi quyền lực trong công tác cán bộ. Đặc biệt, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu về công tác cán bộ, nhất là vai trò gương mẫu, công tâm, khách quan của người đứng đầu.
         
Bốn là,
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong giám sát cán bộ, nhất là giám sát quyền lực trong công tác cán bộ. Có giải pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch đối với công tác cán bộ; kịp thời giải quyết các đơn thư tố cáo về công tác cán bộ, đồng thời kiên quyết phê bình, xử lý các trường hợp cán bộ, đảng viên lợi dụng thời điểm thực hiện công tác bộ hoặc chuẩn bị nhân sự đại hội có đơn thư nặc danh làm mất đoàn kết nội bộ.
         
N
ă
m là, tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, tập trung vào những vị trí, lĩnh vực nhạy cảm; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, lợi dụng quyền lực để thực hiện hành vi sai trái trong công tác cán bộ.
         
Sáu là,
cần xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước, lợi dụng quyền lực để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ và có cơ chế bảo vệ những người phản ánh, tố cáo đúng các hành vi lạm dụng quyền lực, chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, hành vi tham nhũng, lãng phí.
         
Bảy là,
chính những người được Đảng và Nhân dân giao quyền lựa chọn cán bộ và những cán bộ được lựa chọn để giao quyền lực thực thi nhiệm vụ trong hệ thống chính trị phải thường xuyên tự kiểm soát mình, tự tu dưỡng, tự soi, tự sửa để không bị tha hóa bởi chính quyền lực ấy; phải trân trọng và giữ gìn lời hứa trước Đảng, trước Nhân dân.
         
Xác định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là công việc trọng yếu của Đảng bộ và toàn hệ thống chính trị, trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức Đảng cần tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn trên cơ sở thực hiện đồng bộ, có kết quả các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác cán bộ, các giải pháp trên để triển khai thực hiện có hiệu quả việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đưa
Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ./.

Tác giả bài viết: Thiên Trúc

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây