XD phong cách Bản lĩnh, nhân văn

Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2027” năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Thứ năm - 04/05/2023 08:23 951 0
Thực hiện Quyết định số 1739/QĐ-TTg ngày 18/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân giai đoạn 2021 - 2027” (gọi tắt là Đề án), ngày 20/12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh và giao Công an tỉnh chủ trì triển khai thực hiện.
Ngày 20/02/2023, Bộ Công an ban hành Quyết định số 812/QĐ-BCA-V03 về việc thực hiện Đề án trong năm 2023, Công an tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 521/KH-CAT-PV0,1 ngày 27/02/2023 triển khai thực hiện Đề án năm 2023 cho Công an các đơn vị, địa phương thuộc Công an tỉnh. Đồng thời đề nghị các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục thực hiện các công việc được phân công tại Kế hoạch số 121/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2021-2027 trên địa bàn tỉnh và các nội dung chính cần triển khai thực hiện Đề án năm 2023 để triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong đó tập trung một số công tác:

1. Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng nhóm đối tượng, thời điểm, địa bàn, lĩnh vực:
         
- Đổi mới nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật của lực lượng CAND ở cơ sở theo hướng lấy người dân làm trung tâm, bảo đảm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp. Ngoài các nội dung phổ biến thường xuyên theo lĩnh vực, địa bàn, cần tập trung vào các quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân; các văn bản pháp luật mới ban hành liên quan đến an ninh, trật tự như: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Cảnh sát cơ động, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính với hành vi cản trở hoạt động tố tụng và các văn bản hướng dẫn thi hành...; ý thức tôn trọng, bảo vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật; những tấm gương vươn lên sau lầm lỗi, tái hòa nhập cộng đồng; tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật xảy ra trên địa bàn, trách nhiệm của quần chúng nhân dân trong giúp đỡ, hỗ trợ và tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật.
         
- Lựa chọn, áp dụng hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng thời điểm, địa bàn, lĩnh vực, trong đó cần tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, tư vấn pháp luật, thi tìm hiểu pháp luật, các hình thức thông qua phương tiện thông tin đại chúng và ứng dụng công nghệ thông tin, cấp phát tài liệu thiết yếu với nội dung ngắn gọn, dễ hiểu. Chú trọng đến đa dạng hóa hoạt động truyền thông chính sách pháp luật trước, trong và sau khi văn bản được ban hành bằng các phương thức truyền thông mới, hiệu quả. Tổ chức giáo dục, tư vấn pháp luật cá biệt với những đối tượng yếu thế và đối tượng có nguy cơ cao vi phạm pháp luật.
         
2. Xây dựng, học tập và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án:
Tổ chức nghiên cứu, đề xuất thí điểm áp dụng mô hình điểm tại các đơn vị, cơ sở, địa phương còn nhiều khó khăn, bất cập trong phổ biến, giáo dục pháp luật để tập trung tháo gỡ những tồn tại, hạn chế góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong tình hình mới. Tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng của Đề án. Đánh giá hiệu quả của các mô hình điểm và tổ chức nhân rộng những mô hình đạt hiệu quả tốt.
          3. Biên soạn, phát hành các tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi của Đề án: Phát hành tài liệu dành cho các chủ thể thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi Đề án. Trên cơ sở quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, nội dung công tác vận động quần chúng của lực lượng Công an nhân dân và yêu cầu thực tế, cấp phát Tài liệu kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự của lực lượng Công an nhân dân đến từng xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức có liên quan với số lượng phù hợp. Tổ chức biên soạn, in, cấp phát tài liệu, tờ rơi, tờ gấp pháp luật... cho các đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án.
         
4.
Thực hiện chuyển đổi số, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng trong phổ biến, giáo dục pháp luật: Xây dựng, nâng cao chất lượng các chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, chương trình An ninh Bình Định, Trang thông tin điện tử Công an tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng mạng xã hội và các ứng dụng trên thiết bị di động để phổ biến, giáo dục pháp luật toàn diện, rộng khắp đến mọi đối tượng, địa bàn, lĩnh vực.
         
5.
Chủ động xây dựng các tình huống, kịch bản triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh, trật tự tại từng địa bàn, lĩnh vực cụ thể.
         
6.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Đề án: Tiếp tục rà soát, kiện toàn, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở. Tham gia và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho chủ thể thực hiện Đề án. Tham gia tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho chủ thể thực hiện Đề án. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở, cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Công an xã, phường, thị trấn bằng các hình thức phù hợp.
         
7.
Tiếp tục rà soát nhu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ thực hiện Đề án và trang bị theo tiêu chuẩn định mức và yêu cầu thực tế của các cơ sở, địa phương bảo đảm đầu tư có trọng điểm, tiết kiệm, hiệu quả.
         
8.
Khuyến khích, huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong phổ biến, giáo dục pháp luật, gắn với công tác vận động quần chúng nhân dân của lực lượng CAND.

Tác giả bài viết: Thanh Tuấn - Phòng Tham mưu

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây