Logo CAND

Chủ động phòng, chống dịch Cúm gia cầm A/H5N1.

Thứ sáu - 24/03/2023 10:25 378 0
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong thời gian gần đây tại Campuchia đã phát hiện ca tử vong trên người do virus Cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Prey Veng. Tại Việt Nam, trong năm 2022, dịch Cúm gia cầm đã xảy ra tại 22 tỉnh, thành phố và đã ghi nhận 01 bệnh nhi 5 tuổi ở Phú Thọ Dương tính với Cúm A/H5N1 vào tháng 10/2022. Trên địa bàn tỉnh Bình Định, đã xuất hiện 01 ổ dịch Cúm gia cầm trên đối tượng chim Trĩ tại 01 hộ chăn nuôi thuộc huyện Vân Canh vào tháng 5/2022. Mặt khác, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp, các đợt mưa lạnh kéo dài từ trước Tết Nguyên đán đến nay làm suy giảm sức đề kháng của đàn gia cầm, tỷ lệ tiêm phòng vaccine Cúm gia cầm của các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chưa cao. Nguy cơ bùng phát dịch là rất cao, nếu không chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Ngày 08/3/2023, UBND tỉnh Bình Định có Công văn số 1216/UBND-KT về việc tăng cường công tác kiểm soát hoạt động xuất, nhập gia cầm và phòng, chống dịch Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Trước tình hình trên, Phòng Cảnh sát môi trường đã tham mưu Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường và Công an các địa phương tăng cường các mặt công tác nghiệp vụ, chủ động nắm chắc tình hình, phòng ngừa và kịp thời phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi tập kết, vận chuyển, tiêu thụ các loại sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, không có giấy kiểm dịch tiềm ẩn nguy cơ làm lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân; tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông, chủ động phát hiện và kịp thời phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ trong và ngoài nghành ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng, các phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh là sản phm động vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm dịch động vật và kim soát dịch bệnh trên các tuyến giao thông theo quy định pháp luật. Đồng thời thường xuyên phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực thú y tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, từ đó khoanh vùng, dập dịch, tiến hành tiêu hủy theo đúng quy định; vận động người chăn nuôi chủ động tiêm vắc xin cho đàn gia cầm để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng, qua đó nâng cao ý thức người dân về vấn đề vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Tác giả bài viết: Mai Thủy - Phòng CSMT

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây