XD phong cách Bản lĩnh, nhân văn

Phòng chống mưa, bão, lũ lụt cuối năm 2024.

Thứ ba - 17/09/2024 14:28 209 0
Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai xảy ra với tần suất cao, cường độ mạnh và diễn biến khó lường; gây tổn thất nặng nề về người, tài sản của Nhân dân và Nhà nước. Điển hình là mưa, lũ và sạt lỡ đất xảy ra tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Yên Bái… gây thiệt hại hết sức nặng nề về người, tài sản; nhiều nhà cửa của người dân, trường học, cơ sở y tế bị hư hại; nhiều công trình, cơ sở hạ tầng, nhất là các tuyến đường giao thông bị sạt lở, chia cắt; hoạt động sản xuất, đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo ông Hồ Đắc Chương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Tỉnh Bình Định có thể đối diện với 1 - 2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới từ tháng 9 đến tháng 11 năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc mưa lớn sẽ xuất hiện liên tục, đặc biệt tập trung trong hai tháng 10 và 11 với 4 - 5 đợt mưa lớn diện rộng. Lượng mưa dự báo cao hơn từ 10 - 30% so với trung bình nhiều năm. Điều này đồng nghĩa với việc mực nước các sông sẽ dao động mạnh, khả năng xuất hiện 3 - 5 trận lũ với đỉnh lũ đạt mức báo động 2 - 3, có nơi vượt báo động 3. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực miền núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp.
 
111 3

Để chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai, nhất là mùa mưa, lũ cuối năm 2024 đang cận kề, với phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng” để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai; phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an tỉnh đề xuất một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:
           
- Cấp ủy và chính quyền địa phương rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp, các ngành để xuyên suốt và thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng địa bàn, khu vực trọng điểm, xung yếu, đảm bảo chế độ thông tin báo cáo giữa Ban Chỉ huy các cấp, các ngành và địa phương.

         
- Chú trọng công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở, qua các phần mềm ứng dụng, áp phích, tờ rơi… Tăng cường cung cấp thông tin; chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn… để các cấp, các ngành, Nhân dân được biết, trong đó chú trọng đến người dân ở vùng sâu, vùng xa, miền núi để chủ động thực hiện có hiệu quả các phương án ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

            
- Lồng ghép và tăng cường đưa các nội dung phòng chống thiên tai (kiến thức, kỹ năng, xác định các rủi ro thiên tai, giải pháp ứng phó…) phù hợp với từng nhóm dân cư trong các buổi sinh hoạt cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm nâng cao nhận thức người dân hướng đến mục tiêu: Người dân chủ động thực hiện phòng, chống thiên tai với sự hỗ trợ về thông tin cảnh báo, chỉ dẫn phòng, tránh của chính quyền các cấp.

         
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc đảm bảo an toàn cho các hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Xây dựng phương án ứng phó với thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong mùa mưa lũ, ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân.

           
- Tiến hành kiểm tra, rà soát khu vực không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, khu vực khai thác khoáng sản; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.

Tác giả bài viết: Võ Văn Nguyên - phòng CS PCCC và CNCH.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây